HBR HOLDINGS - NƠI "NUÔI DƯỠNG" VĂN HÓA HỌC TẬP TRỌN ĐỜI

HBR Holdings là một trong số ít các doanh nghiệp Việt được đánh giá cao về môi trường học tập phát triển bản thân, sáng tạo, đổi mới không ngừng nghỉ để liên tục tạo ra giá trị cho khách hàng, nhân viên, cộng đồng, đối tác và các nhà đầu tư. Văn hóa của HBR Holdings được thể hiện qua 6 giá trị cốt lõi chính, trong đó giá trị cốt lõi số 1,2,6 là những giá trị nổi bật nhất của HBR Holdings

1) Tập trung vào khách hàng

2) Học hỏi, Sáng tạo & Đổi mới không ngừng

3) Hiệu suất & Hiệu quả

4) Tính chính trực

5) Cam kết & Trách nhiệm

6) Kỷ luật là sức mạnh

Tập đoàn HBR Holdings là Hệ sinh thái giáo dục bao gồm: Tổ chức giáo dục Quốc tế Langmaster ; Hệ thống luyện thi IELTS LangGo; Trường doanh nhân HBR ; Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders; Dự án tiếng Anh Tự học IvyGo,..... Với hơn 11 năm hình thành và phát triển, HBR Holdings luôn coi trọng việc xây dựng, gìn giữ các văn hóa tốt đẹp nhằm hướng tới xây dựng một doanh nghiệp bền vững và trường tồn.

 

Tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Anh Tony Dzung – Chủ tịch HBR Holdings – chia sẻ: “Thấu cảm” hay “Thấu Hiểu Khách Hàng” là một trong những từ ngữ thông dụng được dùng hàng ngày tại nhiều doanh nghiệp. Nhưng, thực tế rất ít công ty nắm chắc được ý nghĩa của từ này để đưa vào hoạt động thực tế hiệu quả. Để thấu cảm trở thành giá trị xuất hiện trong mọi hoạt động vận hành của doanh nghiệp, các lãnh đạo cần tạo gương và hành động nhiều hơn là những bài phát biểu trước nhân viên. Thực tế, thấu cảm với khách hàng là khả năng xác định các nỗi đau, vấn đề hay nhu cầu cảm xúc của  khách hàng, thấu hiểu lý do phía sau nhu cầu đó, và đáp ứng nhu cầu ấy một cách hiệu quả, phù hợp. Để có được sự thấu cảm ấy, không có cách nào khác ngoài việc cả 2 bên cùng tương tác và trò chuyện liên tục. Tóm lại việc “Lắng Nghe và Thấu Hiểu Khách Hàng” là nền tảng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp!

Doanh nghiệp muốn bền vững phải hoạt động dựa trên nền tảng của sự thấu hiểu khách hàng

Văn hóa chung của HBR Holdings là văn hóa ám ảnh bởi khách hàng. Điều đó có nghĩa là tất cả các nhân viên đều phải tập trung vào “Insight và Trải Nghiệm Khách Hàng”, hay nói cách khác đều phải tập trung vào giải quyết nỗi đau, vấn đề và đo lường các điểm chạm của khách hàng với doanh nghiệp mỗi ngày. Khách hàng là trung tâm và trọng tâm của mọi hoạt động trong doanh nghiệp đi từ việc nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D), marketing, bán hàng, nhân sự, tài chính kế toán, công nghệ…Và toàn bộ đội ngũ của HBR Holdings đang nỗ lực từng ngày để mang tới dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Để làm được điều đó HBR Holdings cần có sự cam kết của toàn bộ ban lãnh đạo quản lý, cùng nhân viên để chuẩn hóa quy trình, chuẩn hóa dữ liệu và đưa công nghệ vào tự động hóa nhằm cải tiến trải nghiệm khách hàng mỗi ngày

Văn hóa học tập, đổi mới sáng tạo không ngừng

Có thể nói, hầu hết các doanh nghiệp luôn muốn nhân sự của mình chủ động nâng cao trình độ, tích lũy kiến thức để có những cải tiến tích cực trong công việc và cuộc sống. Bởi việc học tập và nâng cao năng lực không ngừng sẽ là chìa khóa để tổ chức tồn tại, cũng như trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên văn hóa học tập không phải là điều có thể làm trong một sớm một chiều mà là cả một quá trình tích lũy lâu dài, trong đó cần có sự làm gương của ban lãnh đạo quản lý, các nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ…để biến nó thành hơi thở và mạch máu chảy trong doanh nghiệp.

 

HBR Holdings - Chinh phục đỉnh cao, tự hào vượt ngưỡng 

Theo anh Tony Dzung nhận định, nếu một doanh nghiệp không có văn hóa học hỏi cũng giống như một bộ não không được tập thể dục. “Làm thế nào để có thể kinh doanh bền vững? Bằng cách nào chạm được vào “nỗi đau” của khách hàng để có thể có thêm nhiều khách hàng mới cũng như gia tăng được tệp khách hàng trung thành ? Tất cả đòi hỏi doanh nghiệp cần phải cải tiến quy trình kinh doanh liên tục, cả về R&D, Marketing, sale, nhân sự, công nghệ,... Vậy làm thế nào để tất cả các quy trình đó đều được đổi mới thường xuyên? Chính là nhờ văn hóa học tập, đổi mới sáng tạo, nâng chuẩn không ngừng nghỉ . Để làm được điều này thì lãnh đạo chính là người tạo gương. Lãnh đạo như thế nào, văn hóa doanh nghiệp sẽ như vậy”.

HBR Holdings là một môi trường luôn hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện cho từng nhân viên từ kỹ năng công việc cho đến tư duy và lối sống, rèn luyện sức khỏe.

Cụ thể, ban lãnh đạo, đặc biệt là anh Tony Dzung - chính là một trong những hiện thân của đặc tính này. Anh luôn dành nhiều thời gian và tài chính để đi học tập tại các môi trường lớn và uy tín nhất trên thế giới. Tính đến nay, anh đã đặt chân đến rất nhiều quốc gia, tham dự, học tập và đóng gói kiến thức nhiều khóa học tại các trường danh tiếng như Harvard, Wharton, MIT Sloan, NUS, SMU…Không những thế, anh Tony Dzung là người thường xuyên đọc sách, tặng sách cho nhân viên, thành lập tủ sách doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vị chủ tịch của HBR Holdings cũng luôn tổ chức các chương trình đào tạo thường xuyên và định kỳ cho nhân viên với các diễn giả trong và ngoài nước.

Anh Tony Dzung luôn là hiện thân của tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ

HBR Holdings đã có hơn một thập kỷ duy trì và phát triển được văn hóa “nhà máy sản xuất nhân tài từ bên trong”. Được biết, doanh nghiệp luôn chọn những nhân viên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, đủ tố chất, đam mê; sau đó các nhà lãnh đạo sẽ có các định hướng đào tạo phát triển riêng cho từng cá nhân. Có thể nói, văn hóa học tập, sáng tạo và đổi mới không ngừng chính là chìa khóa giúp cho HBR vượt qua mọi sóng gió để có thể đứng vững trên thương trường. Đặc biệt, điều này “vô tình” đã trở thành một lợi thế cạnh tranh, một thế mạnh lõi, một điểm khác biệt giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Chính văn hóa đó cũng biến HBR Holdings trở thành một tổ chức cùng nhau học tập suốt đời.

Hành trình chinh phục đỉnh núi Fansipang 3 ngày 2 đêm vừa qua của toàn bộ đội ngũ HBR Holdings nhằm tiếp nối văn hoá vượt ngưỡng, không ngừng nâng chuẩn bản thân, tạo tiền đề chinh phục những đỉnh cao mới trong năm 2022

Song hành với nét văn hóa học tập, đổi mới sáng tạo; kỷ luật cũng trở thành nhân tố không thể thiếu để HBR Holdings có thể thành công như ngày hôm nay. Kỷ luật chính là cây cầu nối giữa mục tiêu và kết quả. Và chỉ có kỷ luật mới tạo ra sức mạnh cũng như sự bền bỉ. Anh Tony Dzung  cho rằng: “Với tôi học tập là đam mê, còn kỷ luật là một sự lựa chọn. Và để tổ chức phát triển nhanh và bền vững cần có con người kỷ luật, tư tưởng kỷ luật và hành động kỷ luật!”


Bài viết khác